Mô tả
Trứng gà là nguồn thực phẩm quen thuộc hàng ngày với tất cả mọi người. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất tuyệt vời mà còn có công dụng hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý.
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng của trứng gà
Thành phần dinh dưỡng 1 quả trứng với 100 gam ăn được:
- Năng lượng: 166 kcal
- Protein: 14.8 gam
- Chất béo: 11.6 gam
- Glucid: 0.5 gam
- Chất xơ: 0 gam
- Vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0.88 mcg), vitamin K (0.3 mcg)…
- Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2.7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg)…
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng gà có nguồn lecithin quý.
Một số lợi ích của trứng trong khẩu phần ăn
Tăng Cholesterol HDL
Những người có mức HDL cao thường có ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và các vấn đề khác của sức khỏe. Theo đó, ăn trứng là cách tuyệt vời để tăng lượng HDL. Trong một nghiên cứu cho thấy ăn hai quả trứng mỗi ngày trong 6 tuần đã tăng mức HDL lên 10%.
Chứa Choline
Choline là chất dinh dưỡng quan trọng mà hầu hết mọi người đều không nhận đủ từ khẩu phần ăn hàng ngày. Choline được sử dụng để xây dựng màng tế bào và có vai trò tạo ra các phân tử truyền tín hiệu trong não cùng với những chức năng khác. Thiếu choline sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.
Trứng là nguồn thực phẩm có chứa choline khá phong phú. Chất dinh dưỡng này trong một quả trứng gà chiếm khoảng hơn 100 mg. Vì vậy, bổ sung trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng choline theo khuyến nghị.
Có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Cholesterol LDL thường được gọi là cholesterol xấu. Khi mức LDL cao sẽ có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, để hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh của LDL cần phải biết LDL được chia thành các tiểu loại dựa vào kích thước các hạt. Chúng có thể là các hạt LDL nhỏ và dày đặc hoặc các hạt LDL lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chủ yếu có hạt nhỏ, dày đặc có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn ở những người có hạt lớn. Ngay cả khi trứng có xu hướng tăng nhẹ Cholesterol LDL ở một số người, các nghiên cứu cũng cho thấy các hạt thay đổi từ LDL nhỏ dày đặc sang LDL lớn. Đây là một sự cải thiện rất lớn cho thấy sử dụng trứng trong khẩu phần ăn dường như thay đổi mô hình các hạt LDL và có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Trứng có chứa Lutein và Zeaxanthin – Chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của mắt
Một trong những hậu quả của lão hóa là thị lực có xu hướng trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, có một số chất dinh dưỡng có thể giúp chống lại quá trình thoái hoá ảnh hưởng đến mắt. Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ tích tụ trong võng mạc của mắt. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đủ lượng chất dinh dưỡng này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, hai chứng rối loạn mắt rất phổ biến.
Lòng đỏ trứng chứa một lượng lớn lutein và zeaxanthin. Trong một nghiên cứu bệnh chứng cho thấy chỉ cần ăn 1/3 lòng đỏ trứng mỗi ngày trong 4.5 tuần có thể làm tăng nồng độ lutein trong máu từ 28 – 50% và zeaxanthin từ 114 – 142%.
Ngoài ra, trứng cũng là thực phẩm có nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A là nguyên nhân gây mù phổ biến nhất trên thế giới.
Omega-3
Không phải tất cả trứng đều được tạo ra như nhau. Thành phần dinh dưỡng của nó sẽ thay đổi tuỳ theo thức ăn và cách nuôi gà. Trứng gà mái được nuôi trên đồng cỏ hoặc được cho ăn thức ăn giàu omega-3 thì có xu hướng chứa nhiều acid béo này.
Acid béo omega-3 được biết là làm giảm nồng độ triglyceride trong máu – yếu tố nguy cơ nổi tiếng đối với bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ trứng giàu omega-3 là một cách rất hiệu quả để giảm triglyceride máu. Đồng thời, chỉ cần ăn năm quả trứng giàu omega-3 mỗi tuần trong ba tuần đã làm giảm triglyceride 16 – 18%.
Protein chất lượng cao với đầy đủ acid amin cần thiết
Protein có vai trò chính trong tạo hình cơ thể. Chúng được sử dụng tạo ra tất cả các loại mô, phân tử cho cấu trúc và chức năng. Cung cấp đủ protein theo nhu cầu khuyến nghị có thể giúp giảm cân, tăng khối lượng cơ bắp, giảm huyết áp và tối ưu hóa sức khỏe của xương… Trứng là một nguồn protein tuyệt vời cùng với tất cả các acid amin thiết yếu theo tỷ lệ phù hợp. Vì vậy, trứng đáp ứng đủ các yêu cầu về các chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn hợp lý.
Giúp no lâu và chứa ít calo
Trứng là thực phẩm giàu protein – chất dinh dưỡng đa lượng bão hòa và có thể làm giảm lượng calo sau đó trong ngày. Nghiên cứu trên 30 phụ nữ thừa cân sử dụng trứng thay vì bánh mì cho bữa sáng, kết quả cho thấy những người phụ nữ này có cảm giác no tăng và họ sẽ ăn ít calo hơn trong bữa tiếp theo. Trong một nghiên cứu khác, khi thay thế một bữa sáng đầy đủ bằng một bữa sáng với trứng cho kết quả giảm cân đáng kể trong khoảng thời gian tám tuần.
Ăn trứng gà bao nhiêu quả/tuần là đủ?
Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm, hôm nay hãy cũng thực phẩm sạch Tấn Tài cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé! Trong phần này bạn sẽ có thể tự trả lời câu hỏi “mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà có tốt không?” của chính mình luôn mà không phải tìm đâu xa. Kể cả câu hỏi “ăn trứng gà mỗi ngày có tốt không?” cũng không làm khó được bạn.
- Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
- Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
- Với trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
- Với trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
- Với trẻ từ 1 – 2 tuổi ăn từ 3 – 4 quả/tuần
- Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà.
- Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.
Cách luộc trứng gà chuẩn
Hãy hỏi một chuyên gia về trứng bất kỳ, rằng làm thế nào để luộc trứng chín kỹ một cách hoàn hảo. Đáp án có thể khiến bạn bất ngờ: bước đầu tiên, bạn cần có những quả trứng cũ.
Bước 1: Làm sạch trứng
Trứng gà thường khá sạch nên công đoạn này bạn thực hiện khá nhanh. Cho trứng dưới vòi nước sạch sau đó dùng khăn mềm và rửa sạch vỏ trứng. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ vỏ trứng.
Bước 2: Luộc trứng
Cho trứng nhẹ nhàng vào nồi luộc và đổ ngập nước. Đặt nồi trứng lên bếp và tiến hành luộc với mức lửa vừa phải. Thông thường trứng gà chúng ta sẽ hay luộc lòng đào. Do vậy, thời gian luộc trứng tính từ lúc nước sôi sẽ là 6 – 8 hoặc 10 phút tuỳ theo bạn muốn ăn.
Thời gian chuẩn khi luộc trứng
- 4 phút: trong ruột còn mềm lỏng, dùng thìa múc ăn sau khi đập vỏ
- 5 phút: lòng trắng chín định hình, lòng đỏ lòng đào
- 6 phút: lòng trắng chín định hình, lòng đỏ hơi dính
- 8 phút: lòng trắng chín định hình, lòng đỏ định hình, nhưng vẫn hơi dính, màu vàng.
- 10 phút: lòng trắng chín định hình, lòng đỏ ngả màu xanh xám, chắc hơn, chỉ còn hơi mềm ở giữa lòng đỏ.
- 12 phút: lòng trắng chín định hình, lòng đỏ gần như hoàn toàn định hình, chắc chắn
- 14 phút: lòng trắng chín định hình, lòng đỏ chín kỹ hoàn toàn, màu xanh xám
Sau khi luộc trứng xong, vớt trứng ra ngoài và thả vào tô nước lạnh đã chuẩn bị trước đó. Việc thả trứng vào tô nước sẽ giúp khi bóc vỏ được dễ hơn. Sau khi bóc vỏ xong, bạn có thể tuỳ ý thưởng thức trứng gà luộc hoặc chế biến thành các món ăn khác yêu thích.
Cách bảo quản trứng gà không cần tủ lạnh
1. Quét dầu thực vật lên vỏ trứng rồi bảo quản trong nhiệt độ từ 25 – 32 độ C. Cách này có thể bảo quản trứng trong vòng 1 tháng.
2. Dùng trấu khô để bảo quản trứng: Dùng thùng carton để đựng, cứ 1 lớp trấu 1 lớp trứng cho đến khi đầy thùng. Cuối cùng dùng bìa bịt kín thùng, để nơi râm mát. Cứ 20 ngày kiểm tra trứng 1 lần. Có thể thay trấu bằng mùn cưa hoặc tro bếp. Cách này có thể bảo quản trứng trong vòng vài tháng.
3. Cất trứng vào trong bã chè khô sạch, để nơi thoáng mát. Cách này có thể bảo quản trứng trong vòng 2 – 3 tháng.
4. Chọn những quả trứng mới không bị giập vỡ vỏ, cho vào một chiếc vại rộng. Đổ nước vôi pha loãng với nồng độ 2 – 3% vào vại sao cho nước cao hơn trứng khoảng 20 – 25cm. Để trứng ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời. Với cách đơn giản này, bạn có thể giữ trứng tươi ngon mà không bị hỏng trong vòng 3 – 4 tháng.
5. Cho trứng vào nước vôi với nồng độ 5% và ngâm trứng trong vòng nửa tiếng, vớt ra rồi để khô tự nhiên. Sau đó, bạn xếp trứng vào vại để cất giữ. Cách bảo quản này không giữ trứng được lâu như cách trên nhưng cũng được khá lâu.
Cách bảo quản trứng gà an toàn trong tủ lạnh
Đôi khi, bạn đã để trứng vào tủ lạnh nhưng trứng vẫn bị hỏng. Sau đây là một số mẹo nhỏ để bạn bảo quản trứng gà trong tủ lạnh đúng cách.
1. Rửa sạch trứng. Nếu cẩn thận hơn, bạn nên lau sạch trứng rồi thoa dầu thực vật lên trứng. Sau đó, gói trứng bằng 2 – 3 lớp giấy hoặc để vào hộp carton rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
2. Không nên bảo quản trứng gà ở cánh cửa tủ lạnh. Đây là thói quen mà rất nhiều người mắc bởi nhiệt độ ở cánh cửa tủ lạnh thường không ổn định do thường xuyên đóng mở. Hơn nữa, đây cũng là nơi ở xa khu vực phát lạnh nhất.
3. Một khi bạn đã bảo quản trứng gà trong tủ lạnh, bạn chỉ nên cho trứng ra ngoài tối đa 2 tiếng để đảm bảo độ tươi ngon và thành phần dinh dưỡng có trong quả trứng.
4. Trứng gà chỉ nên lưu trữ trong tủ lạnh từ 3 – 5 tuần.
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Địa chỉ: 1517 Phạm Thế Hiển F6 Q.8
Hotline: 070.667.5696
Email: kinhdoanh@thucphamtantai.com
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai