Với nhiều bạn yêu thích thực phẩm hữu cơ, điều bâng khuâng của các bạn là quy trình sản xuất rau hữu cơ như thế nào? Hôm nay, bạn hãy theo chân thực phẩm Tấn Tài cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Mục lục
Quy trình sản xuất rau hữu cơ hiện nay
Một quy trình sản xuất rau hữu cơ được đánh giá là đạt tiêu chuẩn không chỉ dừng lại ở việc không sử dụng thuốc trừ sâu hay không sử dụng phân thuốc hoá học, không dùng các chất bảo quản thực phẩm mà còn phải đảm bảo rất nhiều yếu tố về nguồn nước, phân bón từ động vật và đất canh tác.
Khi đạt đầy đủ những yếu tố kiểm định đó thực phẩm mới được công nhận và đóng gói thành sản phẩm mang tới tay người tiêu dùng hiện nay, bạn có thể tìm thấy nguồn thực phẩm sạch hiện nay tại cửa hàng của chúng tôi đấy nhé!
Xem thêm: Organic food là gì
Quy trình sản xuất rau hữu cơ là gì?
Quy trình sản xuất rau hữu cơ hiện nay phải đảm bảo đủ 8 yêu cầu cơ bản sau:
B1: Lựa chọn vùng sản xuất thích hợp đảm bảo an toàn về cả nguồn đất và nguồn nước. Tránh xa khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc hay nhà máy, trục đường giao thông chính,…
B2: Tạo vùng đệm cách ly, đây là một trong những điều kiện bắt buộc giúp đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi.
B3: Làm phân ủ nóng, giúp đất được chăm sóc và cải tạo tốt.
B4: Chuẩn bị đất, cần diệt trừ tận gốc các nguồn sâu bệnh trước khi gieo trồng bằng nhiệt nóng từ mặt trời hoặc các chế phẩm vi sinh.
B5: Trồng và chăm sóc, đây là bước quan trọng trong khâu sản xuất hữu cơ. Cần trồng luân – xen canh nhiều loại cây trồng giúp tăng độ đa dạng sinh học đồng thời điều hòa lại cân bằng sinh thái. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng.
Khi thực phẩm hữu cơ đang trở thành sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì nhà sản xuất có xu hướng thực hiện quy trình canh tác rau hữu cơ để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để thực hiện một quy trình sản xuất rau hữu cơ không phải đơn giản và cần phải tuân thủ theo những bước cơ bản. Hãy cùng Techport tìm hiểu cách thức để hình thành ý tưởng và kế hoạch riêng cho trang trại rau hữu cơ của bạn nhé.
Lựa chọn vùng trồng
Lịch sử của vùng trồng không sử dụng hoá chất trong ít nhất 3 năm liền kề và có giấy tờ xác minh việc này hoặc đã qua giai đoạn chuyển đổi với sự cho phép của cơ quan chứng nhận.
Toàn bộ vùng trồng phải được bao quanh bởi hàng rào cách ly với khu vực xung quanh (Vùng đệm) để tránh lấy nhiễm các hoá chất từ những vườn xung quanh cũng như từ những hộ lân cận vào khu vực sản xuất hữu cơ.
Nguồn giống
-Giống sử dụng trong sản xuất hữu cơ phải là giống được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ. Nếu không hoàn toàn băng phương pháp hữu cơ thì phải có sự xem xét và phê duyệt của cơ quan cấp chứng nhận (nguồn gốc giống, giống bản địa…)
Xem thêm: Cửa hàng cung cấp rau sạch chất lượng nhất tại TP.HCM
Trường hợp tự chọn giống thì phải có hồ sơ thu hoạch và giữ giống.
-Nước tưới
-Nguồn nước không bị ô nhiễm.
-Cấm dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý để tưới.
Dinh dưỡng
-Không dùng phân hoá học
-Không sử dụng phân người
-Không sử dụng phân chuồng chưa ủ hoai
-Chỉ sử dụng phân bón được cho phép bởi tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu và Mỹ.
Quy trình ủ phân hữu cơ
Phân ủ hoai: Được trang trại ủ từ tồn dư thực vật trong trang trại và phân động vật được thu gom từ các hộ chăn nuôi vùng lân cận. Tất cả các công đoạn từ thu gom vật liệu ủ đến quy trình ủ phân cần được lưu lại. Quy trình ủ phân cần tuân theo nguyên tắc sau:
Tỷ lệ, nguồn gốc, thành phần đống ủ phải đảm bảo tỷ lệ C/N khoảng 25 – 40 tức là khoảng 7 phần xác thực vật và 3 phần phân chuồng. Nguyên liệu ủ phải đảm bảo không có nguồn gốc từ sản xuất công nghiệp, không nhiễm hoá chất.
Trong quá trình ủ phải đảm bảo nhiệt độ đổng ủ đạt đến 55 – 760C trong 15 ngày đầu liên tiếp để giết chết các vi sinh vật có hại và hạt cỏ dại.
Độ ẩm của đống ủ khoảng 50 -55% hay nắm vào thấy rịn nước là đạt.
Thời gian ủ từ 45 – 60 ngày, đào trộn 5 lần trong 15 ngày đầu để duy trì nhiệt độ đống ủ. Các lần đảo tiếp theo có thể cách nhau 7 – 10 ngày.
Kết thúc ủ phân, đống ủ trước khi đem ra sử dụng phải đảm bảo không mùi hôi, dạng hạt màu đen, tới xốp, không có ấu trùng kiến vương.
Biện pháp kiểm soát cỏ dại
Cày xới đất, vùi lại cỏ dại vào đất. Điều này không những giúp hạn chế cỏ dại mà còn gia tăng lượng mùn và vật chất hữu cơ cho đất.
Trồng cây họ đậu che phủ đất. Do chúng vừa có khả năng cố định đạm cho đất, giúp hạn chế cỏ dại và tăng độ tơi xốp cho đất.
Nhổ cỏ bằng tay trên các liếp rau, xung quanh gốc cây ăn trái để hạn chế cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
Lên luống và phủ bạt để giảm cỏ dại
Quản lý sâu bệnh hại
-Làm nhà lưới ngăn ngừa côn trùng
-Luân canh
-Xen canh
-Trồng cây theo đúng mật độ
-Che phủ đất bằng cây họ đậu, bón phân hữu cơ ủ hoai để gia tăng dinh dưỡng cho đất, từ đó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng tiếp theo sinh trưởng tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
-Vệ sinh vườn thường xuyên để dịch hại không có nơi trú ẩn.
-Xua đuổi bằng thảo dược tỏi, ớt, hạt neem…
Tóm tắt
Trên đây là bài viết về quy trình trồng rau hữu cơ. Bạn thấy bài viết này thế nào, hãy góp ý cho thực phẩm Tấn Tài nhé! Đừng quên like và chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích.
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Địa chỉ: 1517 Phạm Thế Hiển F6 Q.8
Hotline: 070.667.5696
Email: kinhdoanh@thucphamtantai.com
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai