Đây có thể nói là món thường xuyên và để nhiều kỷ niệm thời sinh viên của mỗi người. Trứng vịt lộn vừa là một món ăn vặt dân giã nhưng qua những bàn tay tài hoa đã trở thành một món đầy màu sắc. Tuy nhiên, tác dụng của trứng lộn thì có lẽ không phải ai cũng rõ.
Mục lục
Trứng vịt lộn là gì?
Trứng vịt lộn (hột vị lộn) là quả trứng vịt khi phôi phát triển thành hình, được chế biến thành món ăn. Trứng vịt lộn là món ăn bình dân và khá phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Hình ảnh của trứng vịt lộn
Hàm lượng, thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn?
Một quả trứng cung cấp cho ta 182 kcal năng lượng có rất nhiều các chất, vitamin và khoáng chất. Cụ thể trong 01 quả trứng vịt lộn (tương đương 100mg) chứa:
- Protein 13.6 gram, Glucid 4 gram, Nước 66.1gram, Chất béo 12.4gram, Cholesterol 600mg, Tro 3gram, Carotin 435mcg.
- Các khoáng chất: Canxi 82mg, Sắt 3mg, Phootspho 212mg,
- Các vitamin: Vitamin A 875mcg, Vitamin C 3 mg, Vitamin B1 100mcg, Vitamin B2 300mcg, Vitamin PP 800mg.
Tác dụng của trứng vịt lộn đối với đàn ông
Theo y học cổ truyền và các bài thuốc từ ông cha để lại thì trứng vịt lộn giúp tăng cường khả năng sinh lý của nam giới. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng ở một mức độ hợp lý để không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của mình.
Tác dụng của trứng vịt lộn với bà bầu
Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm sống. Rau răm tiêu thực, trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu… cho người bình thường nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Gừng tươi nóng, kích thích tiêu hóa, giải độc, tốt cho tim mạch… nhưng có thể gây sảy thai đầu thai kỳ nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.
Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ tích quá nhiều đạm, chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol xấu trong máu cũng không tốt.
Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Không ăn quá 2 quả trứng vịt lộn/tuần
Không chỉ trong một tuần mà nhiều người còn có thói quen ăn trứng vịt lộn mỗi ngày. Thế nhưng, đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe. Bởi theo các nghiên cứu, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal; 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin, sắt…
Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, ăn trứng vịt lộn quá nhiều bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng bị dư thừa vitamin A. Chính vì thế, mỗi người lớn tốt nhất chỉ nên ăn không quá 2 quả/tuần.
Không ăn trứng vịt lộn khi không có rau răm
Nhiều người có thói quen không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn, nhưng đây là một sai lầm tai hại. Bởi theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng. Ngoài ra còn giúp làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, chống lạnh bụng, say nắng.
Còn với trứng vịt lộn thì đây là một món bổ dưỡng, cũng là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.
Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn sẽ giúp làm giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt lộn, mang tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.
Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm
Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.
Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.
Trứng vịt lộn có thể làm tăng cân
Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân và sẽ không tốt cho những ai đang muốn giảm cân.
Một số người không nên ăn trứng vịt lộn
Người mắc bệnh tim mạch
Trứng vịt lộn chứa một hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn rất cao, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ. Vì thế, lời khuyên cho những người mắc bệnh tim mạch là không nên ăn trứng vịt lộn.
Người bị huyết áp cao
Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Với những người bị bệnh cao huyết áp thì tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó những chất này là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp.
Người mắc bệnh về gan, tỳ vị
Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng bị tổn thương lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến chúng phải hoạt động hết công suất, khiến tổn hại lại càng lớn hơn.
Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.
Người đang bị sốt
Protein trong trứng lộn đi vào cơ thể sẽ bị phân huỷ và sinh ra nhiệt lượng cao hơn 30% so với bình thường, chính vì thế những người đang sốt ăn trứng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao, dễ gây co giật và biến chứng lên não.
Không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ gây trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, có hại cho sức khỏe.
Với những bé trên 5 tuổi thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả trứng vịt lộn mỗi lần. Mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ.
Nên ăn với liều lượng như thế nào
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.
Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Ăn trứng vịt lộn xong không nên ăn gì?
Sữa
Hàm lượng chất Lactose có rất nhiều trong sữa, ngược lại trứng vịt lộn thì lại chứa rất nhiều Protein.
Nếu bạn vừa ăn trứng vịt lộn và uống sữa cùng một lúc thì sẽ giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể. Đồng thời còn khiến cho quá trình tiêu hóa những chất dinh dưỡng này diễn ra lâu hơn. Cho nên, tốt nhất bạn không nên sử dụng 2 loại thực phẩm này cùng lúc nhé.
Sữa đậu nành
Một số người thường hay có thói quen vừa uống sữa đậu nành và vừa ăn trứng vịt lộn. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, vậy thì hãy ngưng ngay nhé. Bởi vì đây là một cách ăn uống phản khoa học.
Bên trong đậu nành có chứa rất nhiều chất Lysine. Nếu chất này kết hợp chung với lượng Protein từ trứng thì sẽ khiến cho cơ thể bạn giảm khả năng hấp thu.
Óc lợn
Khi ăn chung óc lợn với trứng hột vịt lộn thì sẽ khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng đáng kể. Nặng hơn có thể khiến cho cơ thể bị tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến tình trạng tử vong.
Các loại thịt rùa, thỏ và ngỗng
Hãy nhớ không được ăn các loại thịt như thỏ, ngỗng sau khi vừa ăn trứng hột vịt lộn.
Bởi vì đây đều là những loại thực phẩm có tính hàn. Và chúng đều chứa các chất có hoạt tính sinh học, cho nên nếu ăn chung với nhau sẽ gây ra tình trạng kích ứng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy.
Trường hợp, ăn trứng hột vịt lộn chung với thịt rùa có thể khiến cho cơ thể bị ngộ độc. Nhất là những ai yếu trong người, đang bị bệnh ho cảm. Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ đang mang thai cũng nên không ăn 2 thực phẩm này cùng lúc nhé, vì nó sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn đâu.
Tỏi
Khi ăn trứng vịt lộn, bạn cũng nên tránh ăn chung với tỏi nhé. Đặc biệt là trường hợp chiên tỏi quá tay, cháy khét nhiều. Lúc này, phần tỏi này sẽ sản sinh ra một chất rất độc. Nếu ăn kèm với trứng vịt lộn thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Quả hồng
Nếu bạn vừa ăn trứng vịt lộn xong và sau đó bạn ăn trái hồng. Thì đây là một việc làm không nên tý nào, bởi vì điều này sẽ làm cho cơ thể bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm,…
Nước cam ép
Hãy nhớ đừng nên uống nước cam khi đang ăn trứng vịt lộn. Bởi vì lượng protein trong trứng vịt lộn sẽ gây phản ứng hóa học với lượng axit Tartaric có trong quả cam.
Có thể bạn quan tâm: Những công dụng của rau diếp cá
Hiện tượng thường gặp nhất chính là các dấu hiệu đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy.
Uống trà
Nhiều người có thói quen uống trà sau khi ăn trứng vịt lộn. Họ cho rằng, việc làm này sẽ giúp hơi thở thoát ra từ miệng trở nên thơm hơn.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng lượng axit tannic bên trong lá trà khi kết hợp với protein của trứng vịt lộn sẽ làm cho cơ thể chúng ta gặp tình trạng khó tiêu hóa.
Một số món ngon dễ làm từ trứng vịt lộn
- Trứng vịt lộn, ngải cứu.
Nguyên liệu và sơ chế:
- Trứng lộn tùy theo lượng người ăn, rửa sạch rồi luộc đến khi sôi khoảng 1 -2 phút thì vớt ra bóc vỏ.
- Ngải cứu, gói thuốc bắc: rửa sạch, để ráo.
Cách làm: Cho gói thuốc bắc vào nồi, đổ ngập nước đun sôi trong 10 phút, tiếp đó cho rau ngải cứu vô đun tiếp 3 phút rồi cho trứng vào ninh tiếp với lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
2. Lẩu gà, bò và trứng vịt lộn
Nguyên liệu và sơ chế:
- Trứng lộn tùy theo lượng người ăn, rửa sạch rồi luộc đến khi sôi khoảng 1 -2 phút thì vớt ra.
- Thịt gà: 500 gram rửa sạch, ướp qua với muối, hạt nêm, gừng.
- Gầu bò : 250 gram, thái bản to, mỏng. Ướp với chút rượu trắng, muối và hạt tiêu.
- Nước dùng lẩu: hầm xương heo lấy nước dùng, nêm gia vị lẩu vô cùng xả, hành khô phi thơm.
- Rau, nấm các loại như rau cải, rau ngải cứu, nấm kim chi, nấm đùi gà,…rửa sạch, để ráo.
Cách làm: Trút nước dùng vào nồi lẩu sau đó đập trứng vào đun sôi lên, cho sa tế thêm nếu thích, sau đó cho thịt gà, rau vào ăn kèm theo khẩu vị mỗi người.
3. Trúng vịt lộn xào me.
Chuẩn bị và sơ chế:
- Trứng vịt lộn từ 5 – 6 quả. Rửa sạch, luộc chín rồi vớt ra, bóc vỏ.
- Lạc ( đậu phộng) 100gram rang chín rồi xát vỏ.
- Nước cốt me 4 muỗng caffe, Đường 2 muỗng caffe. Tỏi băm 1 muỗng, ngoài ra có nước mắm, hạt nêm,…
- Bột bắp 1/2 muỗng caffe hòa với 2 muỗng nước lọc.
- Rau răm 1 nhúm rửa sạch, thái nhỏ
Cách làm: Làm nóng chảo ròi cho dầu ăn vô, sau đó cho tỏi vô phi thơm, thêm lần lượt nước cốt me, đờng, nước mắm, nêm nếm gia vị vùa ăn, tiếp đó cho bột bắp đã hòa nước vào đun, hơi sánh quyện thì cho trứng lộn vào rim nhỏ lửa tầm 2 -3 phút là bạn có thể múc ra tô, thêm chút rau răm và thưởng thức.
Luộc trứng vịt lộn trong bao nhiêu phút
Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc nồi sạch, đặt lên bếp, nhẹ nhàng lần lượt cho từng quả trứng vào nồi rồi cho nước lạnh vào tới khi nước ngập trứng. Mực nước là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ góp phần vào chất lượng của quả trứng khi chín.
Bước 2: Nhằm giúp trứng tránh bị vỡ vỏ khi luộn, bạn cho thêm khoảng 1 thìa muối vào nồi nước trước khi bật bếp.
Bước 3: Bật bếp thật to lửa, đợi khoảng 5 phút tới khi nước sôi thì bạn vặn nhỏ lửa lại. Để có nước sôi liu riu không quá to mà không quá bé, cứ luộc như vậy thêm khoảng 15 phút nữa thì trứng chín. Bạn nên lưu ý rằng nếu luộc quá lâu, trứng sẽ bị đặc, cứng hoặc có trường hợp cạn nước. Ngược lại, nếu luộc quá nhanh, trứng chưa chín hẳn sẽ rất dễ gây đau bụng.
Một lưu ý nữa đó là đối với trứng đã quá già, bạn nên luộc thêm khoảng 5 phút nữa. Việc này sẽ giúp trứng ngậy hơn rất nhiều.
Cách chọn trứng vịt lộn và bảo quản
Cách chọn trứng.
- Trứng vịt lộn mới có vỏ hơi thô ráp, bên ngoài trứng còn lớp phấn trắng, bên trong trong suốt, không có chấm đen, không có những mảng mờ mờ màu đỏ, nặng tay hơn trứng cũ, trứng không ngon.
- Soi trứng dưới ánh sáng mạnh (có thể là ánh nắng mặt trời hoặc ngọn đèn đỏ), để hở 2 đầu quả trứng và quan sát khoảng trống bên trong chúng, trứng mới khoảng trống trên đầu rất nhỏ.
- Ta có thể thả vào chậu nước pha chút muối, trứng mới, non sẽ chìm hẳn uống đáy chậu.
- Khi lắc bạn không nghe thấy tiếng chuyển động thì đó là trứng non còn nếu có tiếng động phát ra thì đó là trứng già.
- Bạn có thể chọn hộp trứng lộn xếp hạng AA trong siêu thị nếu không có thời gian lựa bên ngoai, nhưng bạn nhớ xem ngày xuất và hạn sử dụng nhé!
Cách bảo quản
- Không nên rửa trứng trước khi đưa cất vào tủ lạnh. Đặt trứng trong vỉ với đầu tròn quay lên, đầu nhọn cắm xuống để giữ lòng đỏ ở vùng trung tâm.
- Để trứng cách xa những thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, cá có mùi tanh… vì các mùi đó có thể thẩm thấu qua vỏ trứng vào bên trong có thể gây hỏng trứng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của tôi về trứng vịt lộn – thức ăn dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể và tăng sự hưng phấn cho nam giới nếu như ta dùng đúng cách, đủ số lượng. Việc ăn quá nhiều, không kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng từ đó làm bản lĩnh của các quý ông giảm sút và làm gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các triệu chứng yếu sinh lý. Vì vậy, bạn cần bổ sung đúng cách và đủ liều lượng kết hợp với lối sống lành mạnh và rèn luyện thể thực lực hợp lý để có một trái tim khỏe mạnh và một cuộc sống tình dục hạnh phúc.
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Địa chỉ: 1517 Phạm Thế Hiển F6 Q.8
Hotline: 070.667.5696
Email: kinhdoanh@thucphamtantai.com
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai