Mục lục
Dị ứng đạm sữa bò
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, dị ứng đạm sữa bò là loại dị ứng thức ăn có tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bệnh gặp ở khoảng 2 – 7,5% trẻ trong độ tuổi này. Các biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, với 2 kiểu dị ứng: Dị ứng nhanh và Dị ứng chậm.
Các biểu hiện dị ứng sữa bò mà bạn nên chú ý
Kiểu dị ứng nhanh
Thường xảy ra đột ngột ngay khi trẻ đang uống sữa hoặc sau khi uống sữa (trong vòng 2 giờ). Các triệu chứng thường gặp rất đa dạng và biểu hiện ở các mức độ khác nhau như:
– Biểu hiện ngoài da: nổi ban quanh miệng, sưng nề mặt, phù mí mắt, nổi ban toàn thân.
– Biểu hiện ở đường tiêu hoá: sôi bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
– Một số trường hợp nặng, trẻ có thể sốc phản vệ với các dấu hiệu của cả hệ hô hấp và tuần hoàn như khò khè, thở rít, nổi vân tím, trẻ kích thích vật vã… Những trường hợp này cần đưa trẻ đi cấp cứu tại bệnh viện ngay lập tức.
Kiểu dị ứng chậm
Các biểu hiện xuất hiện muộn hơn sau khi trẻ ăn sữa công thức (có thể trong vòng 48 giờ). Các triệu chứng xuất hiện ở một hoặc nhiều hệ cơ quan:
– Biểu hiện ngoài da: Trẻ nổi ban đỏ, mề đay, phù mí mắt…
– Biểu hiện ở đường tiêu hóa: Trẻ sôi bụng, đau quặn bụng, nôn trớ, tiêu chảy, căng cứng vùng bụng, có thể đi ngoài phân lỏng và có máu trong phân.
– Các biểu hiện tại cơ quan hô hấp: sổ mũi, khò khè tái diễn, thở rít, ho kéo dài.
– Quấy khóc không giải thích được sau uống sữa.
– Mệt mỏi kéo dài, chậm hoặc không tăng cân.
Dị ứng đạm sữa bò thường bị nhầm lẫn với những vấn đề khác
Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là bệnh lý toàn thân, các triệu chứng rất đa dạng và có thể gặp ở các cơ quan khác nhau. Các cơ quan hay gặp nhất là biểu hiện tại đường tiêu hóa và ngoài da. Trường hợp nặng có thể có các dấu hiệu tại cơ quan hô hấp, tim mạch, thần kinh và là các triệu chứng của sốc phản vệ.
Do các biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò khá đa dạng nên thường bị cha mẹ hoặc người chăm trẻ ngộ nhận là do nguyên nhân khác. Ví dụ:
– Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng, má: Cha mẹ có thể nhầm tưởng con bị côn trùng đốt, chàm da, mề đay cấp, hoặc do nguồn nước sử dụng vệ sinh không sạch.
– Trẻ bị tiêu chảy: Cha mẹ dễ bị lầm tưởng với rối loạn tiêu hóa thông thường hoặc không dung nạp đường lactose ở những trẻ không có đủ men lactase để phân giải đường. Đặc điểm khác của những trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp đường lactose là tiêu chảy ngay sau khi bú, phân chua, có đỏ và loét quanh hậu môn. Khi trẻ đi ngoài phân có máu thì hay nhầm với trẻ bị hội chứng lỵ hay tiêu chảy nhiễm khuẩn. Đôi khi, trẻ còn có biểu hiện dưới dạng táo bón bởi ruột bị viêm do dị ứng dẫn tới giảm nhu động ruột.
– Trẻ bị đầy hơi, nôn – trớ: Cha mẹ nhầm tưởng là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản.
– Trẻ bị khò khè tái diễn, khó thở: Cha mẹ nhầm tưởng do cảm cúm hoặc viêm mũi họng cấp.
– Trẻ hay quấy khóc: Cha mẹ có thể nhầm tưởng trẻ khóc “dạ đề”.
Việc xác định sai nguyên nhân dẫn đến không nhận biết và khắc phục kịp thời tình trạng dị ứng đạm sữa, hậu quả về lâu dài sẽ khiến trẻ thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, cân nặng, chiều cao, ảnh hưởng đến các hoạt động và sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa
Theo BS. Thuý: “Thành phần chính gây dị ứng không phải toàn bộ sữa bò, mà là đạm trong sữa. Khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là xa lạ, có thể gây hại cho cơ thể, từ đó cơ thể sẽ tự động sản xuất ra các kháng thể IgE đặc hiệu có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng).”
Trong đó Alpha S1-Casein là thành phần đạm được coi là một trong các nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng đạm sữa. Khi cơ thể tiếp xúc với đạm sữa bò ở những lần tiếp theo, kháng thể IgE đặc hiệu đã được hình thành sau lần tiếp xúc đầu tiên có trí nhớ miễn dịch, ngay lập tức nhận ra các protein lạ và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng các hóa chất trung gian gây dị ứng. Đây chính là nguyên nhân gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng ở trẻ như phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở và sốc phản vệ…
Xử lý khi trẻ dị ứng đạm sữa
Cha mẹ cần ngưng cho con sử dụng sữa bò và các chế phẩm khác từ sữa bò ngay khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa. Các trường hợp trẻ có các phản ứng nặng như: liên tục nôn trớ, tiêu chảy nặng, khó thở, sốc phản vệ… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí và điều trị. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và làm các xét nghiệm đặc hiệu để xác định chính xác tình trạng dị ứng của trẻ.
Về dinh dưỡng, khi ngưng sử dụng sữa bò, trẻ cần được sử dụng và tăng cường những nguồn dinh dưỡng khác thay thế như duy trì sữa mẹ, dùng bổ sung sữa chứa đạm thuỷ phân hoàn toàn, sữa đậu nành, hoặc một vài nguồn đạm sữa khác như sữa dê. Với mỗi loại sản phẩm thay thế, có thể gặp phải một số hạn chế khác nhau như sữa từ đạm thuỷ phân hoàn toàn thường có vị đắng và mùi khó uống; Đạm đậu nành thường không đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ đang có nhu cầu cao để phát triển thể chất. Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm thay thế cho trẻ dị ứng đạm sữa bò cần được cha mẹ tìm hiểu và quan tâm kỹ hơn.
Vậy thì dị ứng sữa bò thì nên uống sữa gì thay thế
Theo các chuyên gia và bác sĩ dinh dưỡng, Dị ứng sữa bò chủ yếu dị ứng protein trong sữa bò, nên uống sữa đậu nành là tốt nhất. Nếu bạn uống sữa dê dù rằng sữa dê ít dị ứng hơn sữa bò do chứa ít lactose nhưng trẻ vẫn có thể bị dị ứng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều lọai sữa dành cho trẻ dị ứng như Nan HA, Enfalac gentle care, Total Similac comfort…Để khắc phụ tình trạng dị ứng của trẻ bạn nên cho trẻ ăn dặm sớm, thông thường 6 tháng nên cho trẻ ăn mặn.
Không nên hoặc tốt nhất là không dùng các loại sữa công thức
Các bậc cha mẹ hãy lưu ý không nên cho bé sử dụng các loại sữa sau nếu bé đang bị dị ứng sữa bò:
- Sữa dê, sữa cừu và sữa từ bất cứ động vật nào cũng không được khuyên dùng cho trẻ dị ứng với đạm sữa bò. Vì đạm trong các loại sữa này cũng tương tự như trong sữa bò.
- Sữa công thức đạm thủy phân một phần còn tồn đọng một lượng lớn chất gây dị ứng và có khả năng gây phản ứng trên trẻ bị dị ứng sữa bò với tỷ lệ khá cao
- Sữa gạo, sữa bột yến mạch và sữa đậu nành chế biến sẵn không đầy đủ dinh dưỡng nên không thể sử dụng như sản phẩm dinh dưỡng chính cho trẻ.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp cho các bạn có những kiến thức bổ ích cho con trẻ của mình.
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai