Việc quan trọng nhất trong phòng chống bệnh dịch tại gian đoạn này là người cao tuổi cần tuân thủ những hướng dẫn, lưu ý của Bộ Y tế công bố trước tiên. Để giảm nguy cơ lây nhiễm virut cần nghiêm túc thực hiện những điều sau: Thường xuyên vệ sinh tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với các vật dụng trong nhà, hạn chế tối đa việc gặp gỡ với người lạ. Không nên thường xuyên đưa tay lên các bộ phận trên mặt như: mắt; mũi miệng vì đây là các cơ quan có khả năng lây nhiễm bệnh nhanh nhất. Khi bước ra khỏi nhà cần đeo khẩu trang và đeo khẩu trang đúng cách. Trong khi đeo không nên thường xuyên chạm tay lên mặt ngoài khẩu trang tránh nhiểm khuẩn từ tay vào. Thay đổi khẩu trang liên tục để đảm bảo sạch sẽ.
Ở người cao tuổi hệ miễn dịch suy yếu hơn do các cơ quan chức năng trong cơ thể dần suy yếu theo thời gian. Do vậy, nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch so với người trẻ tuổi tăng gấp nhiều lần. Không lên ra nơi đông người, nơi công cộng vì đây là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm nhất. Khi gặp các hiện tượng về sức khỏe như ho, hắt hơi hãy che kín miệng, mũi bằng khẩu trang hoặc khăn giấy để bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh. Đặc biệt, cần tới ngay cơ quan y tế khám và khai báo để có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Nơi ở của người cao tuổi cần được quan tâm hơn trong giai đoạn này. Nên ở những nơi sạch sẽ thoáng mát, được quét dọn thường xuyên, cách ngày khử trùng bằng cồn sạch. Lau dọn ghế ngồi, giường nằm, chốt nắm tay… dọn dẹp nhà vệ sinh và phòng khách sạch sẽ. Các thành viên trong nhà cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ chính bản thân cũng như bảo vệ những người lớn tuổi trong gia đình mình.
Tăng cường vận động để giúp cơ thể thêm dẻo dai và nâng cao hệ miễn dịch.
Người cao tuổi có thể tự vận động tại nhà như đi lại nhiều hơn, tập dưỡng sinh, dọn dẹp nhà cửa… một cách nhẹ nhàng. Mỗi ngày chỉ cần vận động từ 30 – 45 phút là có thể giúp giải phóng năng lượng, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, cơ thể thoái mái hơn. Nhờ đó giúp các các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, giảm lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Hỗ trợ sự phòng chống dịch bệnh phát tác, lây lan.
Ảnh minh họa
Người thân đặc biệt lưu ý với những người cao tuổi có bệnh lý mãn tính: Giai đoạn hiện tại, người cao tuổi mắc một số bệnh lý mãn tính chiếm tỉ lệ vô cùng cao. Một số căn bệnh phổ biến như: tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường… đây căn bản đã là những loại bệnh nguy hiểm, chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh dịch cao hơn.
Do đó, việc người cao tuổi có bệnh mãn tính càng cần có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài việc theo dõi những hiện tượng của bệnh lý kèm theo còn cần chú ý đến những thay đổi khác thường khác. Nếu có vấn đề mới trong sức khỏe cần ngay lập tới tới bác sỹ hoặc cơ quan y tế để được chăm sóc kịp thời.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để phòng tránh bệnh cho người cao tuổi trong mùa dịch.
Uống đủ nước: Không riêng gì người cao tuổi, chính những người bình thường cũng nên bổ sung lượng nước vào cơ thể hợp lí. Khi cơ thể đủ nước sẽ giúp cho hệ bài tiết đào thải ra các chất căn bã ra bên ngoài, nhờ đó mà giúp cho hệ miễn dịch loại trừ được các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Hệ miễn dịch chỉ hoạt động tốt nhất khi cơ thể đủ nước. Còn cần đảm bảo việc ăn chín uống sôi để bảo vệ hệ tiêu hóa. Để góp phần phòng tránh COVID- 19, cũng nên uống nước ấm để bảo vệ cổ họng.
Tăng cường vitamin và khoáng chất: Rau xanh và hoa quả tươi chính là nguồn dinh dưỡng tối ưu để bổ sung vitamin, khoáng chất cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất.
Ảnh minh họa
Bổ sung thêm các chất đạm: Riêng với người cao tuổi khi lựa chọn bổ sung chất đạm nên lựa chọn những chất đạm dễ tiêu hóa lại đầy đủ acid amin thiết yếu. Một loại thực phẩm giàu chất đạm rất tốt như cá hồi, sữa, trứng, thịt trắng…
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai