Tỏi là loại thực phẩm rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên ăn tỏi có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết, bởi vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của việc ăn tỏi.
Mục lục
Những tác dụng không ngờ khi ăn tỏi
Củ tỏi trị cảm cúm
Tỏi rất giàu Sulfur, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ăn tỏi thường xuyên là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thói quen duy trì ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ rút ngắn được 70% thời gian bị cảm, 60% nguy cơ bị cảm cúm, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Hỗ trợ lọc máu
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết củ tỏi trị bệnh gì thì không thể bỏ qua được tác dụng thanh lọc, giải độc cho cơ thể hiệu quả. Trong tỏi có thành phần allicin giúp tăng các tế bào bạch cầu, loại bỏ được những chất độc. Nhờ đó, cơ thể luôn được khỏe mạnh, đặc biệt là gan.
Giúp giảm huyết áp
Các hoạt chất có sẵn trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như những loại thuốc chuyên dụng khác. Nhai tỏi sống mỗi ngày sẽ tiết ra Amylase, dẫn đến việc hình thành Allicin. Khi đó, hợp chất Allicin sẽ “chịu trách nhiệm” làm giảm huyết áp.
Ngừa bệnh tim
Ngoài tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ lọc máu, giảm huyết áp tỏi cũng được biết với công dụng ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả. Cụ thể, tác dụng chính của loại gia vị này là loại bỏ đi các cholesterol xấu. Đồng thời, tỏi giúp tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể. Với tác dụng “thần kỳ” này, những người có tiền sử về bệnh tim mạch nên thường xuyên bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Giúp ngừa bệnh Alzheimer
Alzheimer hay còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ. Thành phần chất chống oxy hóa có trong củ tỏi vừa có tác dụng tăng enzyme chống oxy hóa vừa làm giảm stress hiệu quả đối với những người bị cao huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc sử dụng tỏi để làm gia vị nước chấm, nấu ăn mỗi ngày cũng là cách nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh thần kinh an toàn, lành mạnh.
Phòng ngừa ung thư
Tìm hiểu tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc củ tỏi trị bệnh gì. Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỏi đóng góp vai trò quan trọng trong việc ức chế quá trình nitrat bị biến đổi thành nitrite. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm ngăn cản sự hình thành nitrosamine (hợp chất gây ung thư cho cơ thể).
Bên cạnh đó, các hợp chất S-allystein, Ajoene, Diallyl Disulphide có trong củ tỏi sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u ung thư. Đặc biệt là kiểm soát sự phát triển của các bệnh ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan… Vì thế với những bệnh đang điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị, hóa trị,… có thể kết hợp bổ sung thêm các thực phẩm ngăn ngừa ung thư này nhé!
Làm đẹp da
Các loại vitamin B, B1 và E có trong tỏi có tác dụng tăng sức đàn hồi, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, làm trắng da, chống rụng tóc, trị mụn… Bạn có thể kết hợp tỏi cùng các thành phần khác như giấm, muối, mật ong… để làm đẹp hàng ngày.
Giúp bà bầu có thai kỳ an toàn
Như đã nói ở trên, tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng. Đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt tốt cho sức khỏe của bà bầu. Bởi phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế để góp phần có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mẹ bầu hãy thường xuyên bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày của mình nhé!
Tác dụng của tỏi đối với nam giới ?
Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều công dụng của tỏi đối với nam giới như:
Giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là quý ông mắc chứng liệt dương. Do vậy, nam giới nên ăn 4 nhánh tỏi tươi hàng ngày giúp giảm cholesterol và tăng cường khả năng lưu thông máu đi nuôi dưỡng cậu nhỏ.
Đàn ông có ít tinh trùng nên ăn từ 1 tới 2 nhánh tỏi 1 lần/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng để tăng cường lượng tinh trùng.
Chất Creatinine, Allithiamine được tạo bởi Vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới.
Tỏi ngâm giấm có tác dụng gì?
Tỏi ngâm giấm có mùi vị rất đặc biệt giúp kích thích vị giác như vậy chúng ta sẽ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt khi kết hợp dùng tỏi với món chiên, nướng, gỏi cuốn hoặc bún,… giúp món ăn có mùi thơm đặc trưng và vị chua hấp dẫn.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn tỏi ngâm giấm giúp tỉ lệ ung thư da và dạ dày giảm 60% so với người không ăn. Ngoài ra tỏi ngâm giấm còn có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh khớp, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ lâu và hạn chế quá trình lão hóa.
Một số nghiên cứu về công dụng của tỏi ngâm giấm cũng bo biết người thường xuyên ăn tỏi ngâm giấm hầu như không hoặc có nguy cơ và tỉ lệ rất thấp mắc bệnh tim mạch, lượng mỡ trong máu cũng rất thấp.
Do thành phần dược lý trong tỏi ngâm giấm có tác dụng phân giải protein giúp giải phóng mạch máu bị tắc nghẽn. Ngoài ra, tỏi ngâm giấm còn có tác dụng giúp cơ thể phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc huyết áp không ổn định.
Những điều tối kỵ khi ăn tỏi
- Người mắc bệnh liên quan tới mắt, có thị lực yếu thì không nên ăn tỏi bởi trong loại củ này có thành phần gây kích thích màng nhầy, mô liên kết mạc của mắt.
- Không nên ăn tỏi khi bị đi tả: Nguyên nhân do allicin trong tỏi sẽ gây kích thích thành ruột dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
- Không ăn tỏi cùng một số loại thực phẩm sau: Trứng, cá trắm, thịt chó, thịt gà.
- Không ăn tỏi khi bụng đói: Vì nếu ăn tỏi lúc đang đói thì dễ gây viêm loét dạ dày do chất allicin trong tỏi có tính kháng sinh gây phát tác và dẫn tới nóng trong dạ dày.
- Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan: Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.
- Đang mắc bệnh nặng không nên ăn tỏi: Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… thì bệnh nhân không nên ăn tỏi vì sẽ gây nên tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi: Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.
- Không ăn quá nhiều tỏi: Công dụng của tỏi là không thể phủ nhận, tuy nhiên tỏi thuộc nhóm gia vị cay, việc ăn thường xuyên hoặc ăn quá nhiều sẽ gây mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, giảm cân. Một số trường hợp còn ảnh gây tổn thương thận, khí huyết và làm tăng nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.
Sử dụng tỏi đúng cách
Để phát huy tối đa công dụng của củ tỏi, việc áp dụng đúng cách ăn tỏi sống rất quan trọng. Theo đó, cách ăn tỏi sống đúng cách như sau:
- Nên băm nhuyễn tỏi và để trong không khí từ 10 đến 15 phút mới được ăn. Nếu đem tỏi đi nấu luôn sẽ làm mất tác dụng của enzyme.
- Không ăn tỏi lúc đói vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày.
- Những người có thị lực yếu, mắt cận nên hạn chế ăn tỏi. Vì nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ dễ bị viêm kết mạc ở mắt.
- Những người thường xuyên bị tiêu chảy nên hạn chế ăn tỏi để tránh tình trạng bị phù nề, nghẽn mạch máu.
- Tuyệt đối không ăn tỏi cùng với các loại thực phẩm khác như: trứng, thịt chó, cá trắm, thịt gà…
- Những người đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc chống đông máu không ăn tỏi dễ gây ra các tác dụng phụ.
- Sau khi ăn tỏi hãy sử dụng nước trà xanh, kẹo cao su, cà phê không đường hoặc uống sữa bò để loại bỏ mùi hôi trong miệng.
Ăn tỏi bao nhiêu la đủ
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.
Tác dụng của tỏi ngâm dấm
Thường xuyên ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng làm giảm cloesterol trong máu, ngăn ngừa sơ cứng động mạch, giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, ăn tỏi ngâm còn có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình não hóa giúp trẻ lâu hơn.
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Địa chỉ: 1517 Phạm Thế Hiển F6 Q.8
Hotline: 070.667.5696
Email: kinhdoanh@thucphamtantai.com
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai