Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Ăn lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Mục lục
Ăn lá lốt sống có tác dụng gì
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…
1. Chữa cảm cúm, giải cảm nhanh
Lá lốt có tác dụng chữa cảm cúm, giảm cảm nhanh do cơ thể bị nhiễm lạnh, mắc vi khuẩn gây nên. Đó là bởi nó có đặc tính nóng ấm, lại chứa nhiều chất kháng viêm tốt như flavonoid và alkaloid sẽ giúp cơ thể không còn bị cảm cúm, giảm cảm nhanh chóng.
Hãy lấy một ít lá lốt tươi, đem thái nhỏ cùng hành lá, gừng rồi đem nấu cùng với gạo trắng để thành món cháo lá lốt giúp giải cảm hiệu quả.
2. Chữa viêm xoang, tắc mũi
Lá lốt có tác dụng chữa viêm xoang, tắc mũi tương tự như hiệu quả giải cảm nhanh. Tác dụng của lá lốt này hoàn toàn hữu ích bởi các chất chống viêm và kháng khuẩn của lá lốt sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm xoang, nghẹt mũi thường gặp.
Hãy lấy một ít lá lốt đem rửa sạch, sau đó giã nát rồi lấy bã đó nhét vào lỗ mũi để hít thở. Mỗi ngày thực hiện khoảng vài lần sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi và xoang giảm đáng kể. Tuy nhiên cần phối hợp sử dụng thuốc trị xoang để giúp bệnh mau khỏi.
3. Chữa đau bụng do lạnh
Lá lốt có tác dụng điều trị tình trạng đau bụng do bị lạnh hiệu quả. Bởi lá lốt có chứa các chất kháng khuẩn tốt và có tính ấm sẽ an toàn khi được cơ thể hấp thụ. Từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày, làm ấm cơ thể không còn bị lạnh.
Hãy lấy một nắm lá lốt, cho vào nồi nước để đun sôi, đun đến khi nào còn khoảng 1-2 bát con nước là có thể dùng được. Uống mỗi khi chuẩn bị đi ngủ trong vòng 5-7 ngày sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau bụng do bị lạnh.
4. Giúp lợi sữa ở bà mẹ sau sinh
Ăn lá lốt không mất sữa ngược lại còn rất tốt. Lá lốt có tác dụng làm lợi sữa, thông tuyến sữa khi bị tắc ở các bà mẹ sau khi sinh. Đó là vì lá lốt có tính nóng, lại chứa nhiều chất chống viêm cao như flavonoid sẽ khiến tình trạng tắc tia sữa biến mất, tăng cường tiết sữa nhiều hơn.
Các bà mẹ hãy thêm lá lốt vào chế độ ăn hàng ngày cùng với các loại thực phẩm bổ dưỡng để tăng thêm hiệu quả làm lợi sữa.
5. Giúp xua tan vết bầm tím
Lá lốt có tác dụng làm mờ đi các vết bầm tím do bị chấn thương hoặc tai nạn gây ra. Đó là bởi thành phần chống viêm flavonoid sẽ giúp xua tan cơn đau và giảm đi vết bầm tím, cùng với đó là tính chất nóng ấm của lá lốt sẽ khiến máu bầm nhanh chóng tan ra và biến mất.
Hãy lấy một nắm lá lốt đem giã nát, sau đó đắp lên vùng bị bầm tím rồi dùng gạc cố định lại. Một ngày đắp 2 lần trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả giảm bầm tím rõ rệt.
6. Giúp giảm đau, kháng viêm
Lá lốt có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm tốt nhờ vào hoạt chất alkaloid và flavonoid. Những chất này có đặc tính chống oxy hóa mạnh, sẽ tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Từ đó tình trạng viêm nhiễm sẽ suy giảm, người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau như trước.
Có thể sử dụng lá lốt giã nát để đắp lên khu vực bị đau kết hợp với uống nước lá lốt để tăng cường hiệu quả điều trị.
7. Chữa đau khớp
Tác dụng của lá lốt trong điều trị đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi rất hữu ích. Đó là nhờ vào đặc tính chống viêm và đánh tan máu bầm của lá lốt lên những khu vực bị tổn thương và bị đau nhức.
Hãy lấy một nắm lá lốt đem sắc cùng với nửa lít nước, đun cho tới khi chỉ còn 1 bát con nước là lấy ra sử dụng. Đem uống sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng, sử dụng liên tục trong khoảng 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm đau nhức xương khớp. Lá lốt ngâm chân, tay giúp tán hàn, hỗ trợ máu lưu thông khắp cơ thể, làm ấm người do đó có tác dụng giảm đau nhức khớp xương do lạnh gây ra.
8. Chữa ra mồ hôi chân tay
Lá lốt có tác dụng chữa trị tình trạng bị ra mồ hôi chân tay ở người rất hiệu quả. Tình trạng bệnh lý này xảy ra sẽ khiến thân nhiệt cơ thể luôn ở mức thấp, các chất điện giải bị thiếu hụt gây mệt mỏi và khó chịu cho cơ thể khi làm việc.
Hãy sử dụng một nắm lá lốt tươi (khoảng 30g) đem đun sôi cùng với 1-1,5 lít nước. Trước khi đi ngủ mỗi ngày, hãy lấy nước đó pha cùng 1-2 thìa cà phê muối rồi đem ngâm chân tay trong đó khoảng 30 phút. Thực hiện đều đặn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
9. Tác dụng của lá lốt với da mặt
Lá lốt có tác dụng chữa trị mụn nhọt, mẩn ngứa xuất hiện trên da do vi khuẩn tích tụ hoặc do cơ địa yếu gây nên. Vitamin C trong lá lốt kết hợp cùng flavonoid sẽ đánh bay các vi khuẩn trên da, làm tăng cường sức khỏe làn da tốt hơn. Từ đó mụn sẽ không còn xuất hiện và làm phiền bạn.
Hãy lấy một nắm lá lốt, tía tô, lá chanh đem đi giã nát, sau đó đắp lên vùng da bị mụn nhọt hoặc mẩn ngứa. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong khoảng vài tuần, bạn sẽ thấy mụn nhọt biến mất, tình trạng ngứa ngáy cũng sẽ giảm hẳn.
Xem thêm: Tác dụng của lá lốp với da mặt
10. Chữa viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ
Lá lốt có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng kín của phụ nữ. Các hoạt chất có tính chống viêm và sát khuẩn cao trong lá lốt sẽ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tiêu diệt và làm thuyên giảm sự ngứa ngáy và tình trạng bệnh.
Hãy lấy một nắm lá lốt tươi (50g) cùng với vài củ nghệ (50g), thêm 20g phèn chua rồi đun tất cả với nhau trong lửa nhỏ khoảng 15 phút. Chắt lọc lấy nước cốt để sử dụng nhằm rửa hoặc xông khu vực âm đạo.
11. Tác dụng của lá lốt với đàn ông
Tác dụng của lá lốt với đàn ông này được đánh giá rất cao do lá lốt đã từng xuất hiện trong các bài thuốc Đông y về bổ thận tráng dương. Lá lốt có tính nóng ấm, giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, sinh tinh, tăng ham muốn. Từ đó giúp cải thiện và tăng cường sinh lý nam giới một cách hiệu quả.
Hãy ăn lá lốt kết hợp với các loại thực phẩm giàu protein và khoáng chất để giúp tăng cường nội tiết tố Testosterone ở nam giới.
12. Chữa tổ đỉa ở tay
Lá lốt có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tổ đỉa xuất hiện ở bàn tay. Đây là căn bệnh gây ngứa ngáy, bong tróc làn da tay gây cảm giác cực kỳ khó chịu với người mắc phải.
Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi (30g) đem giã nát rồi vắt kiệt để lấy nước cốt. Phần nước cốt đem uống sau bữa ăn trong ngày, còn phần bã đem đun sôi cùng với 5 bát con nước, đun cạn còn 3 bát con thì dừng lại. Sử dụng nước đó để rửa tay hàng ngày, còn phần bã thì đem đắp lên da tay sau khi rửa xong. Thực hiện một vài tuần liên tục sẽ giúp tình trạng tổ đỉa thuyên giảm rõ rệt.
13. Giảm tình trạng phù nề do bệnh thận
Thận yếu khiến cho cơ thể bị ứ nước gây ra tình trạng phù nề chân tay. Lá lốt có tác dụng giúp cơ thể đào thải dễ dàng hơn, lợi tiểu, từ đó giúp tình trạng phù nề biến mất và không gây ảnh hưởng cho cơ thể.
Hãy sử dụng một chút lá lốt (20g), mã đề, rễ cây tầm gai, rễ cây mỏ quạ, một chút lá đa lông. Tất cả đem sắc cùng với 1,5 lít nước để uống hàng ngày, mỗi ngày 1 cốc nhỏ.
14. Chữa nhiệt miệng, chảy máu chân răng
Lá lốt có tác dụng chữa nhiệt miệng hay chảy máu chân răng xảy ra do tình trạng viêm trong khoang miệng bởi vi khuẩn tấn công. Do đó lá lốt với đặc tính sát khuẩn và chống viêm cao sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiệt miệng, làm dịu đi lợi bị sưng, từ đó giảm chảy máu chân răng và giúp khoang miệng được sạch sẽ.
Hãy sử dụng một vài lá lốt để nhai nát và ngậm trong miệng sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp sát khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ hình thành vi khuẩn trong khoang miệng. Cuối cùng, hãy đánh răng thường xuyên trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng tốt hơn.
15. Giúp làm trắng da, giảm tàn nhang ở phụ nữ
Lá lốt có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa da ở phụ nữ, từ đó khiến làn da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn. Ngoài ra đắp lá lốt có tác dụng giúp giảm các vết tàn nhang, vết chân chim ở phụ nữ.
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
1. Kiết lỵ:
Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày.
2. Tổ đỉa ở bàn tay:
Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
3. Mồ hôi tay chân:
Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.
4. Mụn nhọt:
Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
5. Đau nhức xương khớp:
Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
6. Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư:
Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
7. Đau bụng do lạnh:
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
8. Đầu gối sưng đau:
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Tác hại của lá lốt nếu sử dụng sai cách
Mặc dù tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe là rất hữu ích, tuy nhiên nếu như lạm dụng sai cách có thể gây phản tác dụng và tạo ra những ảnh hưởng không tốt với cơ thể.
– Lá lốt vốn có tính nóng, nếu như bà mẹ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể khiến bị mất sữa, sữa loãng không đủ chất cho trẻ.
– Không nên sử dụng lá lốt với người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng do có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
– Ăn quá nhiều lá lốt, cụ thể là trên 100g/ngày có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ợ nóng,…
– Sử dụng quá nhiều lá lốt có thể gây nóng trong người, thậm chí là phá hủy đi tác dụng của một số loại thuốc mà bạn đang điều trị bệnh.
Những ai nên sử dụng lá lốt thường xuyên?
– Những người thường xuyên bị chứng tê bì chân tay, tay chân lạnh toát.
– Những người gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn,…
– Những người làm việc áp lực cao, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.
– Những người bị mắc bệnh gai cột sống, đau nhức xương khớp,…
– Những người bị viêm nhiễm, nấm ngứa ở vùng kín hoặc trên da.
Tổng kết
Trên đây là bài viết: “Ăn lá lốt sống có tác dụng gì”, hy vọng nó sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết để cải thiện sức khỏe của mình.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ bài viết rộng rãi hơn nhé!
Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.
Địa chỉ: 1517 Phạm Thế Hiển F6 Q.8
Hotline: 070.667.5696
Email: kinhdoanh@thucphamtantai.com
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai