Trái Bầu

Sku: NS-11

23,000VND

Xóa
Quantity:

Mô tả

Trái bầu chắc hẳn đá quả quen thuộc với mỗi chúng ta. Từ xa xưa nó đã đi vào ca dao tục ngũ của ông bà ta:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Giới thiệu về hình thái sinh học của cây bầu

Tên thường gọi: Bầu

Trái bầu tên tiếng Anh: Lagenaria siceraria (Molina) Standl.

Họ khoa học: thuộc họ Bầu bí – Cacurbitaceae. trái bầu

Hình ảnh đặc điểm cây bầu

Dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, không xẻ thuỳ hoặc xẻ thuỳ rộng, có lông mịn như nhung màu trắng; cuống có 2 tuyến ở đỉnh. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng, có cuống hoa dài tới 20cm. Quả mọng màu xanh dợt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng. Hạt trắng, dài 1,5cm.

Bộ phận dùng:

Quả và hạt – Fructus et Semen Lagenariae. Quả thường có tên gọi là Hồ lô. Rễ, lá, tua cuốn, hoa cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái:

Loài của Nam Mỹ, ngày nay đã trở thành liên nhiệt đới, được trồng phổ biến ở các vùng nóng trên thế giới. Quả thường được dùng làm rau ăn luộc hoặc nấu canh; lá cũng dùng làm rau ăn chống đói. Người ta thường thả giàn; bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo. Nếu trồng đúng thời vụ (tháng 10) và chăm sóc tốt, bầu cho nhiều quả, ít ruột, năng suất cao. Nếu ăn quả lúc còn non, hạt nhỏ, vỏ mềm; nếu để già thì nạc có vị chua và có xơ. Người ta cắt bầu thành khoanh, gọt bỏ vỏ cứng, loại bỏ hạt già, rồi thái miếng nhỏ dựng tươi, có khi đem phơi khô để cất dành. Hạt thu hái ở quả già, phơi khô.

 

Trái bầu bao nhiêu calo

Quả tươi chứa 95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21mg% calcium, 25% phosphor, 0,2mg% sắt và các vitamin: caroten 0,02mg%, vitamin B1: 0,02mg%, vitamin B2 0,03mg%, vitamin PP 0,40mg% và vitamin C 12mg%. Trong quả còn có saponin. Quả bầu là nguồn tốt về vitamin B và vitamin C. Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.

Bầu chứa protein; carbohydrate, chất xơ; các khoáng chất như canxi, sắt, phosphor, kali, natri; đồng, magne, kẽm, selen; vitamin: A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, biotin, K, P, carotene,..

  • 1 quả bầu bao nhiêu calo?

Theo bảng dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng Quốc gia thống kê thì trung bình 1 quả bầu cỡ 2,5kg sẽ chứa khoảng 375 kcal. So với thức uống đang “hot hit” trên thị trường hiện nay là trà sữa thì lượng calo trong 1 quả bầu chỉ bằng 1/10 calo trong 1 cốc trà sữa.

  • 100gr quả bầu chứa bao nhiêu calo?

Nhiều người thắc mắc không biết 100g bầu bao nhiêu calo, đáp án là: Trung bình trong 100g bầu sẽ chứa khoảng 15 kcal. Nếu đem so sánh với các loại thực phẩm khác như cà rốt hay dứa thì lượng calo trong quả này thấp hơn nhiều.

  • Calo trong bầu luộc

Khi chế biến các loại thực phẩm thành món hấp hoặc luộc thì lượng calo trong đó gần như sẽ không thay đổi quá nhiều. 100g bầu khi luộc lên sẽ chưa lượng calo trong khoảng từ 13 – 15 kcal.

  • Bầu xào bao nhiêu calo?

Nhiều chị em khá nghiền món bầu xào, đặc biệt là bầu xào tóp mỡ. Dù lượng calo trong quả này khá ít nhưng khi chế biến thành các món xào, nấu lượng calo đó sẽ tăng lên, cụ thể:

+ 100g bầu xào tỏi có 30 = 65 kcal

+ 100g bầu xào tóp mỡ sẽ có 105 kcal

  • Canh bầu nấu tôm bao nhiêu calo?

Trong 1 bát canh bầu nấu tôm có khoảng 160 kcal, bao gồm:

+ 200g bầu: 30 kcal

+ Tôm bóc nõn 100g: 80 kcal

+ Gia vị: 50 kcal

  • Ngọn bầu bao nhiêu calo?

Rau bầu hay còn gọi là rau bí, loại rau yêu thích của rất nhiều người. Trung bình trong 100g rau bí (rau bầu) sẽ chứa khoảng 13 kcal.

Trái bầu có tác dụng gì

Trái bầu không chỉ có hàm lượng nước cao mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như tinh bột, chất xơ, canxi, sắt, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm, vitamin C, vitamin B6… tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người không biết về những lợi ích này của trái bầu.

1. Ổn định huyết áp

Nhờ dồi dào flavonoid – dưỡng chất giúp nâng cao khả năng giãn nở của các mạch máu trong cơ thể, trái bầu có lợi ích ổn định huyết áp. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ thường xuyên tiêu thụ flavonoid giúp làm giảm nguy cơ mắc các rối loạn do thoái hóa thần kinh, bệnh tim mạch cũng như ung thư.

2. Kiểm soát nồng độ đường huyết

Trái bầu là loại thuốc giảm nồng độ đường huyết, nên cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Uống nước sắc từ vỏ bầu với liều lượng 1 ly/ngày trong 3 ngày được cho là sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

3. Chống lão hóa


Hợp chất terpenoid trong trái bầu là chất chống ôxy hóa thực vật vốn chịu trách nhiệm tăng cường sức khỏe tổng thể.

4. Hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch

Hoạt chất sinh học saponin trong trái bầu giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, bằng cách ngăn chặn cảm giác thèm ăn cũng như ức chế sự hình thành mô mỡ. Saponin còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch.

5. Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón

Công dụng hỗ trợ tiêu hóa của trái bầu là nhờ vào đặc tính gây nôn cũng như các đặc tính xổ hoặc nhuận tràng của nó. Nước sắc từ hạt bầu cũng giúp giảm táo bón nhanh chóng và hiệu quả.

6. Chữa các bệnh về da

Trong y học dân gian ở nhiều quốc gia, người dân địa phương sử dụng bầu để chữa nhiều bệnh lý về da. Đơn cử, bầu cho kết quả điều trị hiệu quả đối với các vết loét da. Nước sắc từ lá bầu cũng giúp chữa trị tốt bệnh vàng da.

7. Phòng ngừa tổn thương gan

Bầu có hiệu ứng bảo vệ gan, nước sắc từ phần vỏ non của bầu có thể giúp kiểm soát chứng tăng urê-huyết.

8. Cải thiện sức khỏe hô hấp

Thịt trái bầu nổi tiếng là giúp tăng cường sức khỏe hô hấp và có hiệu quả chống hen suyễn, ho và các rối loạn do cuống phổi khác.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu (UTI)

Nước ép bầu tươi được biết là có thể điều trị bệnh UTI. Tuy nhiên, không nên uống nước ép bầu có vị đắng bởi nó có thể gây tử vong trong một số trường hợp.

nước ép trái bầu
Nước ép trái bầu

10. Trị trầm cảm

Trong nhiều năm qua, các chuyên gia y tế đã khuyên uống nước ép trái bầu tươi vào buổi sáng khi bụng đói như là một phương thuốc chống trầm cảm.

11. Giảm sỏi thận

Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng bột trái bầu có công dụng giảm lượng natri oxalate trong thận ở chuột, tức cũng giúp giảm hình thành sỏi thận.

Ngoài những lợi ích chính kể trên, trái bầu còn có rất nhiều lợi ích khác bao gồm kiểm soát lipid trong cơ thể, giảm nồng độ cholesterol trong máu, điều trị bệnh tăng huyết áp và mất ngủ.

Trái bầu có giảm cân được không

Giảm cân bằng bầu là cách được nhiều người nghĩ đến tuy nhiên ăn bầu có giảm cân được không thì vẫn là một ẩn số. Có thể ăn bầu không béo nhưng không chắc sẽ có tác dụng giảm cân. Vậy sự thật ăn quả bầu có giảm cân không?

  • Ăn quả bầu có giảm cân không?

Như đã phân tích ở trên, nếu ăn bầu thay bữa chính một người có thể ăn đến 2 kg = 300 kcal. Trong khi lượng calo mà người giảm cân cần nạp trong 1 bữa là 600 kcal (Nếu đang giảm cân bạn chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 1800 kcal/ ngày, chia trung bình 3 bữa thì mỗi bữa sẽ nạp khoảng 600 kcal).

==> Ăn bầu có GIẢM CÂN.

  • Giảm cân bằng bầu luộc được không?

Lượng calo trong quả này không thay đổi nhiều so với bầu chưa qua chế biến. Vì thế nếu ăn 2kg bầu luộc thay cho bữa ăn chính thì cũng sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

==> Ăn bầu luộc GIẢM CÂN

Ăn Trái bầu giúp giảm cân

  • Ăn canh bầu có giảm cân không?

Trung bình trong 1 bát canh bầu sẽ chứa khoảng 160 kcal, một người trưởng thành có thể ăn 2 bát canh bầu sẽ thấy no, lúc này lượng calo nạp vào cơ thể là 320 kcal, ít hơn nhiều so với lượng calo cơ thể cần trong 1 bữa ăn.

==> Ăn canh bầu có thể GIẢM CÂN, bạn có thể lựa chọn canh bầu trong thực đơn giảm cân nhanh của mình.


Thực phẩm Tấn Tài là đơn vị chuyên cung cấp sỉ rau củ quả cho nhà hàng khách sạn, trường học, bếp ăn công nghiệp. Bỏ sỉ trái cây sạch làm sự kiện sinh nhật, hội nghị của các công ty.

Địa chỉ: 1517 Phạm Thế Hiển F6 Q.8
Hotline: 070.667.5696
Email: kinhdoanh@thucphamtantai.com
Fanpage: @thucphamsachhuucotantai
Gmaps: @thucphamtantai

 

Thông tin bổ sung

Qui cách

1kg